- NUÔI YẾN CHUYÊN NGHIỆP

- CHUYÊN KHAI THÁC YẾN

- CUNG CẤP YẾN THIÊN NHIÊN

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

NÊN & KHÔNG NÊN ĂN TỔ YẾN

 Đau bụng, viêm nhiễm không ăn yến sào

Theo Đông y, yến sào tức tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị. Tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn.

Yến sào thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh. Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, giúp da tăng tính đàn hồi, tươi nhuận và mịn màng.

Liều dùng 6 - 12g/ngày, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, nếu cơ thể suy nhược thì có thể dùng hằng ngày, nếu chỉ bổ sung dinh dưỡng thì cách một ngày dùng một lần


Yến sào thường đươc sử dụng làm thuốc trong các trường hợp sau: 

Người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, người cao tuổi già yếu, có các triệu chứng như ăn uống kém, mất ngủ, người không có sức, tiếng nói nhỏ yếu, nói không ra tiếng, đi lại không vững vàng, đau lưng mỏi gối.

Nên dùng yến sào 6 - 10g, nhân sâm 6 - 8g, đương quy 8 - 10g, câu kỷ tử 6 - 8g, hoài sơn 8 - 10g, hạt sen 10 - 12g, táo tàu 5 quả. Tất cả cho vào thố đất để tiềm cho chín mềm. Chia 2 - 3 lần để uống trong ngày.

Người suy nhược, thiếu máu, hay ho khan, ngứa cổ, ăn ngủ kém, dễ bị cảm mạo thời khí. 

Nên dùng yến sào 6 - 10g đã làm sạch, nấu cháo với gạo tẻ 50g, thịt bò (hoặc thịt gà) 100g để ăn vào lúc đói bụng. Có thể thêm hạt sen, táo tàu để nấu. Có thể nấu yến sào với bồ câu (hoặc gà giò, gà ác, chim cút) bằng cách làm sạch bồ câu, hầm chín mềm rồi cho yến sào 6 - 10g vào cùng với gia vị nêm vừa ăn, để ăn vào lúc đói bụng.

Chè yến sào với hạt sen: Ngâm hạt sen 100g với nước ấm khoảng 2 giờ. Nấu hạt sen với 1 lít nước đến khi chín mềm thì cho yến sào 6 - 10g vào cùng lượng đường vừa đủ để nấu chè. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng hoặc trước khi đi ngủ.

CHÚ Ý: Những người đang bị cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng do lạnh, đầy bụng, ho nhiều đàm loãng, trong, thì không nên dùng yến sào. Những người đang bị bệnh viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu... nói chung là bệnh viêm nhiễm cấp tính, có sốt, thực nhiệt, đều không được dùng yến sào.

Những người gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tỳ vị còn quá yếu, không thể hấp thụ các thực phẩm (hoặc dược liệu) có quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm (Đông y gọi là hư bất thụ bổ) thì không nên dùng yến sào. Những người có tình trạng dương khí suy yếu với các triệu chứng người lạnh, sợ lạnh, tiêu lỏng, tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, không nên dùng yến sào.
Theo Lương y Hạnh Lâm (Hội Dược liệu TPHCM)  
 Khoa học & Đời sống




Ăn tổ yến thế nào cho bổ?

Nhà tôi được biếu mấy tổ yến nghe nói rất đắt và bổ. Tôi nửa muốn dùng thử, nửa lại ngại ngùng. Chỉ sợ bổ quá thành… bổ ngửa vì người nhà tôi hiện đều đang khỏe mạnh, không có bệnh mãn tính. Thực ra, tổ yến có thực tốt như quảng cáo không?


Dương Thị Oanh – Hà Nam

Các loại tổ yến phổ biến đang lưu hành trên thị trường hiện nay đa phần là tổ yến sào. Nó bao gồm hai yếu tố chính: Gluco và Protein (hay còn gọi nôm na là đường và đạm).

 Phần Gluco bao gồm 7 loại đường đơn dễ hấp thụ. Phần Protein bao gồm 18 axit amin có hàm lượng cao mà cơ thể không thể tổng hợp được như Aspartic acid, Serine, Tyronsine… . 31 nguyên tố đa vi lượng rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và các nguyên tố có ích cho ổn định thần. 

Ngoài ra, trong tổ yến có nhiều Vitamin, trong đó có Vitamin E, là loại Vitamin tăng cường sinh dục, có hàm lượng khá cao. Đặc biệt trong tổ yến có hai yếu tố kích thích sinh trưởng tế bào là axit sialic (8,6%) và một yếu tố chưa được tách chiết chiếm khoảng 1 phần triệu. Các chất này giúp hồi phục nhanh chóng các tổn thương, kích thích sinh trưởng hồng cầu…

Nói thế để thấy rằng yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chị hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất.

Các nhà dinh dưỡng thường khuyên nên ăn yến tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển. 

Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn. Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món.

Có một vài khuyến cáo khi dùng yến sào, chị nên lưu ý: Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng. 

Ngoài ra, theo đông y, người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào.
Theo Tri Thức Trẻ

    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét